Phân biệt đối xử?ãicáchãnghàngkhôngcânhànhkháchnhưcânhànhlýđời tôi hạng bét
Hồi tháng 5, báo chí Mỹ một phen rùm beng khi video chia sẻ hình ảnh nữ du khách bị buộc phải bước lên bàn cân "như cân hành lý" trước khi máy bay cất cánh.
Video thu hút gần 2 triệu lượt xem trên mạng xã hội vào thời điểm đó. Nhiều người chỉ trích hãng hàng không phân biệt đối xử với khách ngoại cỡ, "biện pháp hạ nhục". Hành khách có mặt tại chỗ cho biết: "Đấy là một chiếc máy bay cỡ nhỏ nên họ cần cân chúng tôi để cất cánh vì lý do an toàn", theo Washington Post.
Một người khác tiết lộ: "Khi bay về nhà từ Philippines và họ đã cân tôi như vậy… Chưa bao giờ xấu hổ đến thế trong đời".
Tuy nhiên, không ít người lại đứng về phía hãng hàng không. "Hãng bay quan tâm đến giới hạn trọng lượng trên các máy bay cỡ nhỏ vì họ cần đặt trọng lượng trung tâm ở một phần nhất định của máy bay".
Sự việc xảy ra trong bối cảnh hàng loạt hành khách cáo buộc các hãng hàng không không tiếp nhận những người ngoại cỡ. Họ lập luận rằng, các hãng hàng không nên làm lối đi trên máy bay rộng hơn để phục vụ những hành khách lớn hơn, gọi cách bố trí hiện tại là "sự phân biệt đối xử".
Vào năm 2021, Cục Hàng không Liên bang Mỹ thông báo các hãng hàng không phải sớm yêu cầu hành khách có kích thước lớn bước lên bàn cân - hoặc cung cấp số cân của họ - trước khi lên máy bay.
Điều này sẽ giúp đảm bảo máy bay, đặc biệt là những máy bay cỡ nhỏ, không vượt quá giới hạn trọng lượng cho phép. Để bảo vệ quyền riêng tư của hành khách, "kết quả trên cân phải được giấu kín". Tuy nhiên, biện pháp thay đổi sau đó khi cơ quan quản lý cho biết, chỉ cân ngẫu nhiên hành khách.
Vào tháng 8 vừa qua, Korea Air tiến hành cân hành khách, kéo dài trong vài tuần. Người đại diện hãng bay nói với CNBC luật yêu cầu các hãng hàng không phải cân hành khách và hành lý xách tay của họ ít nhất 5 năm một lần và điều này "rất quan trọng đối với sự an toàn của hoạt động bay". Theo truyền thông địa phương, thông báo đã vấp phải phản ứng dữ dội từ công chúng.
Cân hành khách có hợp lý?
Vance Hilderman, Giám đốc điều hành của Công ty an toàn hàng không Afuzion khẳng định: Chắc chắn là không. "Nếu bạn ngồi trên một chiếc Bombardier nhỏ hay máy bay phản lực Embraer nhỏ, và có 10 người rất béo phì…, điều đó có thể tạo ra khác biệt. Tuy nhiên, trên máy bay thương mại, chở từ 120 người trở lên, thì không".
Theo ông, sự gia tăng trọng lượng trên hành khách không là gì so trọng lượng của nhiên liệu, hàng hóa và bản thân máy bay. "Nhiên liệu nặng hơn 20 lần so với trọng lượng của hành khách", ông nói.
Hilderman đồng ý rằng con người ngày càng to lớn hơn, nhưng hành khách giờ đây cũng khác biệt theo những cách khác. "Người Mỹ ngày càng nặng cân hơn. Người Trung Quốc, người Hàn Quốc cũng vậy. Nhưng hành khách đang bay trẻ hơn... nên bù đắp cho sự gia tăng trọng lượng trung bình của con người".
Thế nhưng Shem Malmquist, giảng viên tại Đại học Hàng không Công nghệ Florida, khẳng định cân ngẫu nhiên là một ý tưởng hay.
"Các hãng bay sử dụng trọng lượng trung bình của hành khách, nhưng con người ngày càng nặng hơn rất nhiều. 300 người nặng hơn mức trung bình có thể khiến một máy bay vượt quá trọng lượng đáng kể, trong khi tất cả các tính toán hiệu suất như chiều dài đường băng, độ cao, chướng ngại vật, khoảng cách hạ cánh... đều phụ thuộc vào trọng lượng", ông phân tích.
Ở khía cạnh khác, Jose Silva, phó giáo sư tại Trường Kỹ thuật thuộc Đại học RMIT, Úc cho rằng các hãng hàng không ngần ngại cân hành khách vì tính chất nhạy cảm.
Nhưng ngày có nhiều hơn các hãng hàng không cân hành khách. Air New Zealand đã cân hành khách vào tháng 6 vì lý do liên quan đến an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.
Finnair cũng đã làm điều tương tự vào năm 2017 và Hawaiian Air đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra cân nặng hành khách trên các chuyến bay giữa Honolulu và Samoa.
Chỗ ngồi của các hãng hàng không thương mại dựa trên trọng lượng trung bình của hành khách từ những năm 1950 đến 1970. Kể từ đó, con người ngày càng to hơn, nhưng ghế lại không lớn hơn tương ứng.
Kích thước hành khách trên máy bay là một chủ đề gây tranh cãi - với những hành khách quá khổ đưa ra cáo buộc phân biệt đối xử về lối đi và kích thước ghế của máy bay, trong khi những hành khách nhỏ con hơn công khai bày tỏ sự phẫn nộ về việc lấn chiếm chỗ ngồi.
Nhưng không giống như các ngành dịch vụ khách, ngành hàng không không mở rộng số lượng ghế.
Liệu các hãng có mở rộng ghế hơn không?
Về việc liệu các hãng hàng không có tăng kích thước chỗ ngồi cho mọi người hay không, Hilderman nói rằng dù điều đó là khả thi về mặt toán học nhưng không thực tế.
"Đường kính thân máy bay đã được xác định trước. Chúng tôi hiện có 29.000 máy bay thương mại đang vận hành và chúng tôi chỉ sản xuất khoảng 1.500 chiếc mỗi năm, vì vậy sẽ mất 20 năm để thay thế toàn bộ đội bay".
Ông cho biết, trang bị lại máy bay với chỗ ngồi rộng hơn đồng nghĩa với việc thu hẹp lối đi, vốn đã chật hẹp. Để mở rộng lối đi, mỗi hàng sẽ phải loại bỏ một ghế, dẫn đến giá vé tăng 20 - 25%.
Arnold Barnett, giáo sư thống kê và khoa học quản lý tại Trường Quản lý MIT Sloan, nói với CNBCrằng hầu hết các hành khách sẵn sàng chịu đựng kích thước chỗ ngồi hiện tại để đổi lấy giá vé thấp hơn.
Nếu chỗ ngồi thay đổi, "giá vé máy bay sẽ phải tăng lên và việc đi lại sẽ trở nên khó khăn đối với những hành khách có ngân sách hạn chế". Đối với nhiều người, một chỗ ngồi chật hẹp trên máy bay còn tốt hơn một chỗ ngồi trên xe buýt.