Ngày 25.10,ìsaokhóthuhútngườidânđếnvớiytếcơsởking bet HĐND TP.HCM khảo sát tình hình triển khai củng cố nâng cao năng lực y tế cơ sở - chăm sóc sức khỏe toàn dân trên địa bàn Q.Gò Vấp.
Theo báo cáo củaPhòng y tế Q.Gò Vấp, 16 trạm y tế trên địa bàn quận đã đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Công tác khám chữa bệnh kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại được quan tâm triển khai. Thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ cho y tế cơ sở đảm bảo.
Tuy nhiên, do xu hướng của đa số người bệnh là phải đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện tuyến trên nên gây khó khăn cho tuyến y tế cơ sở trong việc thông tuyến khám chữa bệnh BHYT. Thực tế chung là hiện trên địa bàn TP.HCM chưa có trạm y tế nào đạt trên 50% công suất.
Bên cạnh đó, việc phê duyệt danh mục kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở còn bất cập do nhiều chức danh khác nhau chưa đồng bộ để khám chữa bệnh BHYT. Thực tế chỉ có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa phù hợp mới được thanh quyết toán khám chữa bệnh BHYT.
TS-BS Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế Q.Gò Vấp cho biết thêm, để phát triển đội ngũ cán bộ trẻ phục vụ cho tuyến y tế cơ sở, Q.Gò Vấp tuyển được 4 bác sĩ đa khoa đã thực tập mô hình lâm sàng 18 tháng gắn kết với các trạm y tế trong ngày hội tuyển dụng việc làm.
"Nhưng các bác sĩ này xin tôi đúng 1 câu, 'bác đừng đưa em về trạm y tế, bác cho em về phòng khám đa khoa để em học thêm chứng chỉ hành nghề, định hướng học chuyên khoa'. Tôi chỉ có thể mềm mỏng giải quyết, cho các em về phòng khám đa khoa của trung tâm để tiếp tục đào tạo, sau này nếu cần có thể tăng cường xuống các trạm", ông Hòa chia sẻ.
Về thực trạng trạm y tế không thu hút được người dân, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, đây là câu hỏi không dễ trả lời, ngoài tăng cường về nhân lực thì vấn đề thiếu thuốc cũng rất đáng quan tâm.
Tổng kết buổi khảo sát, ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban VH-XH HĐND TP.HCM đánh giá cao việc phân bổ nhân sự tuyến y tế cơ sở của Q.Gò Vấp với 16/16 trạm có bác sĩ, đầy đủ trạm trưởng, trạm phó. Ông đề xuất Sở Y tế sớm nghiên cứu chính sách giữ chân nhân viên y tế, khảo sát chặt chẽ, đánh giá tác động và có giải pháp kịp thời để nâng cao năng lực y tế toàn diện.